14 NĂM KINH NGHIỆM SẢN XUẤT & KINH DOANH TINH DẦU
CHẤT LƯỢNG CAO
NGUỒN CUNG LỚN
GIÁ CẢ CẠNH TRANH

Cinnamaldehyde là gì? Tìm hiểu về Cinnamaldehyde trong tinh dầu quế

Tinh dầu quế là một trong những sản phẩm tinh dầu phổ biến được nhiều người dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay. Là sản phẩm mang đến nhiều tính năng tốt cho người dùng, trong tinh dầu quế có chứa hoạt chất cinnamaldehyde – một hoạt chất mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sản phẩm tinh dầu quế.

Vậy hoạt chất cinnamaldehyde là hoạt chất gì? Hoạt chất này giúp tinh dầu quế có những công dụng gì hãy cùng với VIPSEN tìm hiểu nhé!

Cinnamaldehyde là gì?

Cinnamaldehyde hay còn được biết đến với tên gọi Cinnamal. Đây là thành phần chính có trong vỏ của cây quế tươi. Hoạt chất này mang đến nhiều công dụng nổi bật như: giúp mang đến tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus cho sản phẩm tinh dầu quế để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như: cảm cúm, cảm lạnh,… Đặc biệt là giúp phòng chống bệnh sốt xuất huyết, đuổi muỗi, gián hay các loại côn trùng khác ra khỏi nhà bạn. 

cinnamaldehyde-trong-tinh-dau-que-05

Các hoạt chất chủ yếu có chứa trong tinh dầu quế đó chính là: Cinnamaldehyde, eugenol và linalool. Hoạt chất cinnamaldehyde có chứa chủ yếu ở vỏ cây quế còn các hoạt chất eugenol và linalool có chứa chủ yếu ở trong rễ cây. Chính vì thế mà tinh dầu vỏ quế là sản phẩm tinh dầu được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhất hiện nay.

Tinh dầu vỏ quế là sản phẩm tinh dầu có màu đỏ nâu đặc trưng của quế còn tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành cây quế lại có màu sắc nhạt hơn. 

>>> Xem thêm: trị bọ rận cho thú cưng – Cách trị bọ rận cho thú cưng hoàn toàn tự nhiên với tinh dầu sả chanh

1 số công dụng của Cinnamaldehyde 

Do là hoạt chất có chứa hàm lượng lớn trong tinh dầu quế. Nên Cinnamaldehyde sẽ giúp cho tinh dầu quế có nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày như:

Giảm đau họng

Hoạt chất Cinnamaldehyde có trong tinh dầu quế sẽ giúp người dùng có thể sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp như: cảm lạnh, cảm cúm, đau họng, nghẹt mũi,… Không những thế, khi sử dụng tinh dầu quế để xông mũi, họng sẽ giúp làm ấm cơ thể, tiêu đờm, giảm đau họng hiệu quả.

Chống vi khuẩn và chống nấm

Theo các nhà nghiên cứu của trường đại học Illinois, Chicago nghiên cứu và cho ra kết quả sau nhiều lần thí nghiệm thì hoạt chất Cinnamaldehyde có chứa trong tinh dầu quế mang đến công dụng kháng khuẩn, kháng virus cực kỳ cao. Hoạt chất cinnamaldehyde sẽ giúp loại bỏ đến 50% lượng vi khuẩn phát triển trong khoang miệng của người. 

Chính vì thế mà, người ta đã đưa tinh dầu quế vào trong quá trình sản xuất nước súc miệng,..

Làm thơm áo quần

Nhiều người còn sử dụng tinh dầu quế để giúp khử mùi hiệu quả, giúp tủ quần áo luôn thơm mùi tinh dầu và khiến cho gián hay côn trùng không còn dám vào trong tủ của bạn. Bạn có thể sử dụng tinh dầu để xịt trực tiếp lên tủ quần áo hoặc sử dụng tinh dầu nhỏ vào một vài miếng bông sau đó đặt vào tủ quần áo để giúp tinh dầu khuếch tán được tốt hơn.

>>> Xem thêm: trị nám da – Mẹo trị nám da hiệu quả với dầu dừa

Chống muỗi, diệt côn trùng

Hoạt chất Cinnamaldehyde có trong tinh dầu quế có đặc tính cay nóng, khi muỗi, côn trùng ngửi tinh dầu quế sẽ khiến cho chúng cảm thấy sợ hãi, khó chịu hoặc gây tê liệt thần kinh. Bởi vậy nên những khu vực có tinh dầu quế, muỗi sẽ rất sợ hãi và không dám đến gần. 

Chính vì thế mà bạn có thể sử dụng tinh dầu quế ở những nơi ẩm thấp như nhà vệ sinh để phòng chống muỗi trong nhà. 

cinnamaldehyde-trong-tinh-dau-que-09

Không những thế, hương thơm của tinh dầu quế cũng sẽ giúp người dùng cảm thấy được thư giãn, dễ chịu hơn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Cách Dùng Cinnamaldehyde

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng hoạt chất Cinnamaldehyde có trong tinh dầu vỏ quế rất cao, chiếm đến 85.3%-90.5%. Chính vì thế mà tinh dầu vỏ quế có chất lượng cao, mang đến nhiều công dụng hữu ích trong việc kháng khuẩn, ức chế các loại virus hay nấm mốc. Do hàm lượng hoạt chất Cinnamaldehyde có trong tinh dầu khá cao. Chính vì thế mà bạn cần phải thận trọng hơn trong quá trình sử dụng. Không nên sử dụng tinh dầu trực tiếp trên da mà phải pha loãng với dầu nền để tinh dầu phát huy tối đa hiệu quả sử dụng. 

>>> Xem thêm: Phòng bệnh sốt xuất huyết Phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả với tinh dầu sả chanh

Đánh giá từ khách hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *