14 NĂM KINH NGHIỆM SẢN XUẤT & KINH DOANH TINH DẦU
CHẤT LƯỢNG CAO
NGUỒN CUNG LỚN
GIÁ CẢ CẠNH TRANH

Hoa cẩm chướng: công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Mỗi loài hoa đều mang sứ mệnh tươi đẹp, điểm tô màu sắc cho đời. Và hoa cẩm chướng cũng không ngoại lệ, với vẻ đẹp tinh tế cùng sự nổi bật thu hút, đóa hoa luôn làm tăng sức sống cho bất kỳ không gian nào mà nó xuất hiện. Bài viết sau đây Vipsen sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật những điều thú vị về hoa cẩm chướng, từ công dụng, ý nghĩa đến cách trồng và chăm sóc.

Đôi nét về loài hoa cẩm chướng

Đôi nét về loài hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như hoa phăng, hoa sư đầu thạch trúc, tiễn nhung,… có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. Loài hoa này có nhiều giống lai nhưng chủ yếu được chia 2 loại chính là cẩm chướng đơn và cẩm chướng kép. Đây là loài cây thân mảnh có thể mọc cao lên 80 cm cho nhiều nhánh nhỏ với các đốt ngắn giòn dễ gãy.

Lá của chúng mọc kép, nhỏ và dài tới 15 cm, mặt lá khá nhẵn nhụi cùng lớp phấn trắng nhẹ phủ bao quanh. Chúng thường mọc đơn hoặc theo cụm từ 3 – 5 bông với nhiều màu sắc khác nhau như: đỏ, trắng, cam, tím,… bắt đầu nở vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 hằng năm.

Ý nghĩa hoa cẩm chướng

Ý nghĩa hoa cẩm chướng

Không giống như những loài hoa khác, mỗi màu sắc khác nhau của cẩm chướng sẽ chứa đựng những thông điệp và ý nghĩa khác nhau:

  • Hoa cẩm chướng đỏ: Biểu tượng của tình yêu ngọt ngào và sâu đậm thường được sử dụng để diễn tả tình yêu lãng mạn và sự bồi hồi rung động trong mối quan hệ.
  • Hoa cẩm chướng hồng: Thường được tặng để diễn tả tình cảm yêu thương và sự trân trọng dành cho người thân, bạn bè, thầy cô,… những người mà mình yêu quý.
  • Hoa cẩm chướng trắng: Biểu tượng của sự trong sáng, sự thuần khiết trong tình yêu đôi lứa xuất phát từ trái tim chân thành.
  • Hoa cẩm chướng màu vàng: Mang thông điệp thay cho lời từ chối tình cảm một cách khéo léo và tinh tế. Đồng thời còn thể hiện sự thất vọng và tuyệt vọng dành cho đối phương.
  • Hoa cẩm chướng tím: Cẩm chướng tím thường được ví với những cô gái đỏng đảnh, tính khí “sáng nắng chiều mưa”, hay hờn dỗi trong tình yêu. Là biểu tượng cho sự thay đổi thất thường, khó dự đoán trước được. Trong tình yêu nếu như đối phương dành tặng cho bạn đóa hoa này, thì điều đó đồng nghĩa với việc khuyên bạn hãy bớt trẻ con đi và chín chắn lên.
  • Hoa cẩm chướng sọc nhiều màu: Đây là loài hoa mang thông điệp của sự hối hận, tiếc nuối muộn màng về những việc mà bạn đã làm. Bên cạnh đó, đóa hoa này cũng được dùng để từ chối hoặc không chấp nhận tình cảm từ ai đó. Chắn hẳn, khi nhận được những bó hoa này, chàng trai hay cô gái nào đều cũng sẽ buồn vì tình yêu của mình không được chấp thuận.

Công dụng của tinh dầu hoa cẩm chướng

Công dụng của tinh dầu hoa cẩm chướng

Mùi của bông cẩm chướng không được hấp dẫn như hoa hồng, hoa cúc, hoa nhài,… mà lại cho mùi cay đặc trưng riêng, không bị lẫn mùi và vô cùng dễ ngửi. Sau đây sẽ là một số công dụng mà tinh dầu hoa cẩm chướng mang lại!

  • Thư giãn và giảm căng thẳng: Tinh dầu hoa cẩm chướng có tác dụng thư giãn và giảm căng thẳng nhờ vào mùi hương dễ chịu và thành phần hóa học có tác động lên tâm trạng và hệ thần kinh. Việc massage thường xuyên bằng loại tinh dầu này sẽ giúp cơ thể được thư giãn, dễ chịu hơn và làm dịu các cơn căng thẳng. Từ đó giúp bạn ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn để có đủ năng lượng và tinh thần tỉnh táo tập trung làm việc.
  • Làm đẹp và chăm sóc da: Tinh dầu cẩm chướng có tính chất chống vi khuẩn và kháng viêm, giúp làm sạch da và ngăn ngừa các vấn đề về da như mụn, viêm nhiễm, sưng đỏ,… Đồng thời cung cấp độ ẩm tốt cho da, giúp ngăn chặn và làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường tính đàn hồi cho da.
  • Chăm sóc tóc: Tinh dầu bông cẩm chướng còn cho khả năng dưỡng ẩm và làm mềm tóc. Thêm vào đó, chúng còn giúp củng cố cấu trúc tóc, làm tăng độ dẻo dai và giảm tình trạng tóc gãy rụng và ra gàu.
  • Chăm sóc môi: Tinh dầu hoa cẩm chướng cũng có thể được sử dụng để chăm sóc cho đôi môi thêm đỏ mọng, không bị nứt nẻ. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu vào dầu dưỡng môi hoặc mỹ phẩm môi để giúp làm mềm, dưỡng ẩm và làm đẹp cho đôi môi của bạn.
  • Ngoài tinh dầu cẩm chướng ra thì một số loại tinh dầu như: tinh dầu hồi, tinh dầu hoa cam, tinh dầu bưởi, tinh dầu oải hương,… đều rất hiệu quả trong làm đẹp, vì thế được sử dụng rất nhiều trong các spa, thẩm mỹ viện chăm sóc da. Nếu có mong muốn tìm mua các loại tinh dầu làm đẹp trên thì hãy đảm bảo tìm mua đúng các loại tinh dầu thiên nhiên chất lượng tốt, đặc biệt là các loại đảm bảo chuẩn tinh dầu tiêu chuẩn dược điển thì sẽ vô cùng an tâm về chất lượng và hiệu quả mà chúng mang lại.

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng

Cách trồng hoa cẩm chướng

Cách trồng hoa cẩm chướng

Điều kiện để có thể trồng hoa cẩm chướng thuận lợi

  • Thời điểm thích hợp: Bạn nên trồng bông cẩm chướng vào cuối tháng 8 hoặc giữa tháng 3 vì đâu là hai vụ mùa thích hợp để cây dễ nảy mầm và lớn lên nhanh chóng.
  • Đất: Có độ pH trung bình từ 6 – 7, tơi xốp, nhiều mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ để cây phát triển và sinh trưởng tốt là từ 18 – 25 độ.
  • Ánh sáng: Cẩm chướng là loài hoa ưa ánh sáng, nên muốn cây tươi tốt thì nên để cây hoa ở môi trường nhiều ánh sáng.
  • Độ ẩm: Từ 60 – 70 % là độ ẩm ổn định để tạo điều kiện cho cây hút chất dinh dưỡng thuận lợi, sống tốt hơn.
  • Dinh dưỡng: Nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ còi cọc, cho hoa nhỏ và dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Do đó cần chăm sóc và bón phân Kali, Đạm, Lân,… thường xuyên với lượng thích hợp và vừa đủ để tránh cây bị héo úa và gục tàn nhanh chóng.

Bước 1: Xử lý đất trồng cây 

Bạn nên chuẩn bị trước 10kg phân chuồng mục, 1kg vôi bột, 1kg Tecmo phốt phát, 1/2 kg kali sun phát, trộn lẫn lên với nhau. Trước khi trồng đảm bảo đất đã được xử lý bằng hợp chất Formalin pha loãng với 3-5 lít nước để đủ độ ẩm. Sau đó, dùng nilon giăng kín lại và ủ từ 7 cho đến 10 ngày.

Bước 2: Bắt đầu gieo hạt

Đợi cho thời gian đất ủ xong rồi mình tiến hành gieo hạt với khoảng cách giữa các hạt thường là 30 cm. Tiếp theo, lấp hạt bằng một lớp đất mỏng 0,6 cm rồi phủ thêm một lớp rơm mỏng lên trên để giữ ẩm cho đất. Đồng thời 1 ngày tưới 2 lần là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau khi gieo 4-6 ngày, hạt cẩm chướng sẽ bắt đầu nảy mầm, lúc này bạn cần xới bỏ lớp rơm rạ để tạo độ ẩm cho cây.

Bước 3: Ươm mầm

Khi cây nhú lên được 3 – 4 cm, tiến hành mang đi ươm trong các chậu lớn hơn đã chuẩn bị sẵn. Sau 25-30 ngày trồng trong vườn ươm, cây đạt chiều cao từ 10-12cm thì bạn có thể đem đi trồng ở bất cứ đâu bởi lúc này cây con đã đủ cứng cáp.

Cách chăm sóc hoa cẩm chướng đẹp tươi tốt

Cách chăm sóc hoa cẩm chướng đẹp tươi tốt

  • Đảm bảo duy trì độ ẩm trong đất cho hoa phăng: Tưới nước khi đất trở nên khô, nhưng tránh làm ướt lá hoặc hoa. Hãy chắc chắn rằng hệ thống thoát nước tốt để tránh tình trạng ngập úng đất.
  • Cung cấp dinh dưỡng cho hoa cẩm chướng bằng cách sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón hoa. Áp dụng phân bón theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất
  • Chăm sóc và theo dõi thường xuyên: Cắt tỉa những cành hoặc lá bị tổn thương, đen đi hoặc không khỏe mạnh để khích lệ cây mọc đều và đảm bảo sự thông thoáng cho cây.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về hoa cẩm chướng, từ công dụng và ý nghĩa đến cách trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng đơn giản. Khi trồng hoa cẩm chướng bạn chỉ cần áp dụng những phương pháp trên, đảm bảo sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Nếu có nhu cầu sử dụng tinh dầu cẩm chướng nói riêng và các loại tinh dầu thiên nhiên nguyên chất nói chung thì hãy liên hệ đến ngay cho công ty chuyên bán tinh dầu số lượng lớn uy tín trên thị trường là Vipsen để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *